ĐỘ SỤT BÊ TÔNG LÀ GÌ? CÁCH KIỂM TRA ĐỘ SỤT BÊ TÔNG

Độ sụt bê tông ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình thi công. Do đó, việc kiểm tra độ sụt thực sự cần thiết. Vậy cách kiểm tra độ sụt bê tông chuẩn xác là gì? Cùng DỰ TOÁN BNSC đọc hết bài viết để hiểu hơn về độ sụt bê tông nhé.

1. Độ sụt bê tông là gì?
Độ sụt bê tông là việc kiểm tra độ cứng, độ đặc chắc chắn của hỗn hợp mẫu bê tông, tính lỏng và tính ẩm ướt. Đây là cách thức để kiểm soát chất lượng bê tông trước khi đưa vào sử dụng trong các công trình thi công.  
Độ sụt cần đảm bảo tính thống nhất và đúng với yêu cầu kỹ thuật của bê tông. Bê tông có thể được sử dụng tại công trình theo quy định của đơn vị thiết kế, hoặc cam kết giữa nhà thầu và nhà cung cấp.
- Nếu độ sụt bê tông không đảm bảo yêu cầu, các kỹ sư giám sát công trình sẽ không cấp phép cho nhà cung cấp đưa bê tông vào dùng thi công.
- Với nhà ở dân dụng, độ sụt khi dùng bơm để đổ bê tông là 10 ± 2 (độ sụt tối đa khi lên cao là 12 ± 2 ).
- Trong trường hợp bê tông đổ trực tiếp mà không cần bơm thì độ sụt là 6 ± 2.

2. Cách kiểm tra độ sụt bê tông
Kiểm tra độ sụt bê tông nhằm mục đích xác định tính đối xứng của hỗn hợp bê tông. Đồng thời giúp đảm bảo độ đặc của hỗn hợp bê tông nằm trong phạm vi mong muốn. Dưới đây là các bước kiểm tra độ sụt bê tông được áp dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay:
- Bước 1: Cố định nón sụt bê tông
+ Làm ẩm trộn bê tông đặt trên sàn nhà và . 
+ Dùng 2 chân giữ để cố định nón sụt. 
+ Đổ hỗn hợp bê tông vào 1/3 hình nón, đầm chặt 25 lần mỗi lớp, không khuấy.
- Bước 2: Tiếp tục đổ đầy hỗn hợp bê tông vào 2/3 hình nón, đầm chặt lớp vữa thứ hai 25 lần để tạo sự kết dính với lớp trước.
- Bước 3: Chèn tiếp hỗn hợp bê tông cho đầy nón sụt và đầm lại 25 lần.
- Bước 4: Trộn đều hỗn hợp bê tông và làm phẳng bề mặt. Hỗn hợp bê tông không đủ đầm nén thì cho thêm hỗn hợp khác, sau đó tiếp tục đầm chặt. Dùng que đầm thép và xoay quanh nón sụt để làm phẳng bề mặt, loại bỏ hỗn hợp bê tông thừa. 
- Bước 5: Từ từ tháo bỏ nón sụt bằng cách nâng theo chiều dọc. Nếu làm không được thì để khối bê tông di chuyển.
- Bước 6: Sau khi sụt bê tông, tiến hành đo chiều cao. Đặt nón sụt cạnh các mẫu. Tiếp theo, đặt que thép nén trên nón sụt rồi đo khoảng cách từ thanh thép đến tâm di chuyển ban đầu.

Hình ảnh minh hoạ (nguồn mạng internet)


3. Phương thức lựa chọn độ sụt bê tông chuẩn xác
Để lựa chọn độ sụt bê tông chuẩn xác cho từng công trình nhà ở dân dụng, quý vị cần xem xét một số điều kiện thi công dưới đây:
- Chọn độ sụt 10 ± 2 khi dùng bơm cần.
- Chọn độ sụt 12 ± 2 khi là bơm ngang bằng đường ống lên cao hoặc đường ống phải chạy dài.
- Chọn độ sụt 8 ± 2 khi đổ móng xả trực tiếp, hay độ sụt 10 ± 2 khi dùng bơm cần hoặc bơm ngang.
Hiện nay, các loại mác bê tông thường được sản xuất như 200, 250, 300, 350, 400…  Hãy cùng điểm qua mác bê tông qua từng trường hợp dưới đây.

* Với các công trình nhà dân dụng
- Nhà ở dưới 3 tầng: có thể dùng mác bê tông 200. Giữa các dầm có nhịp lớn thì dùng mác bê tông 250.
- Nhà ở từ 4 – 6 tầng: thường dùng mác bê tông 250. Giữa các dầm có nhịp lớn thì dùng mác bê tông 300.
- Nhà ở từ 6 – 10 tầng: thường dùng mác bê tông 300.

* Với các công trình công nghiệp và quy mô lớn
- Móng nhà kho, nhà cao tầng, nhà xưởng: dùng mác bê tông từ 300 – 400.
- Nhà công nghiệp nhịp lớn, silô, bể chứa: dùng mác bê tông từ 300 – 400.
- Cọc bê tông đúc sẵn, cọc nhồi: dùng mác bê tông trên 300
- Mố, dầm dự ứng lực, dầm cầu, trụ cầu: dùng mác bê tông trên 350.

4. Một số lưu ý khi kiểm tra độ sụt bê tông
Để kết quả kiểm tra độ sụt bê tông được chuẩn xác, quý vị cần lưu ý một số điểm dưới đây:
- Cần làm sạch nón sụt để không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
- Nâng nón sụt lên theo phương thẳng đứng, tiến hành từ từ và không xê dịch theo phương nằm ngang.
- Phải tiến hành đo độ sụt bê tông ngay sau khi bỏ nón sụt ra và hỗn hợp bê tông đã ổn định.

Hình ảnh minh hoạ (nguồn mạng internet)


Theo Diễn Đàn Xây Dựng Việt Nam.

Được chia sẻ bởi Khắc Tiệp Bắc Nam Kết nối và Inbox ngay Tel/Zalo: 0981.75.75.27 / 0948.75.75.27 để cùng trao đổi về Nghiệp vụ dự toán, cách sử dụng DỰ TOÁN BNSC.

DỰ TOÁN BNSC
  • Lập Dự toán; Giá dự thầu; Thanh Quyết toán; Đấu thầu qua mạng; Tự động Thẩm định file dự toán từ phần mềm khác;…
  • Tạo Định mức & Đơn giá riêng;
  • Tính Giá ca máy theo từng thời điểm;
  • Vận hành trên nền Excel và tương thích Windows 10; Phông chữ Unicode;
  • Dữ liệu phần mềm: Định mức và Đơn giá của các Tỉnh/thành là file Excel;
  • Tự động cập nhật, nâng cấp qua mạng;..
  • Và rất nhiều tiện ích và tính năng vượt trội, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để cùng trải nghiệm và phục vụ công việc của Bạn.